Sau khi Watchman Nee (Nghê Thác Thanh) phục hồi chức vụ của mình vào năm 1948, có một vài lần anh tương giao với các anh em về nhu cầu trọng yếu trong việc đào tạo và hướng dẫn các tín đồ về mặt thuộc linh. Mục tiêu anh muốn đạt được là cung ứng những sự dạy dỗ căn bản cho mỗi anh chị em trong Hội thánh để họ có được một nền tảng vững chắc về lẽ thật và bày tỏ cùng một chứng cớ giữa vòng các Hội thánh. Bài Học Gây Dựng Tín Đồ Mới chia làm 3 quyển gồm năm mươi bốn bài dành cho tín đồ mới; đó là những bài được anh chia sẻ trong kỳ huấn luyện dành cho các công tác viên của mình tại Kuling. Các bài giảng ấy phong phú về mặt nội dung và bao hàm mọi phạm vi. Những lẽ thật ấy đều căn bản và trọng yếu. Ý định của Watchman Nee là mỗi Hội thánh đều dùng tài liệu này để gây dựng các tín đồ mới của mình, học xong tất cả các bài học trong vòng một năm, rồi cứ lặp lại các bài học ấy hằng năm. Bốn bài trong năm mươi bốn bài học thuộc về phần phụ lục ở cuối Quyển 3. Bốn bài ấy đã được Watchman Nee chia sẻ tại núi Kuling vốn là một phần trong loạt bài “Các Tín Đồ Mới”, nhưng về sau bị loại ra khỏi ấn bản cuối cùng là bản đã được ấn hành. Chúng tôi quyết định bao gồm những bài ấy trong phần phụ lục. Ngoài bốn bài ấy ra, Quyển 1 mở đầu bằng một bài được Watchman Nee chia sẻ tại buổi nhóm cho các anh chị em đồng công vào năm 1950 với đề tài là buổi nhóm gây dựng tín đồ mới. Bài giảng ấy bàn về tầm quan trọng của loại huấn luyện này, những điểm chính cần được quan tâm và vài đề nghị thực tiễn.
Sau khi Watchman Nee (Nghê Thác Thanh) phục hồi chức vụ của mình vào năm 1948, có một vài lần anh tương giao với các anh em về nhu cầu trọng yếu trong việc đào tạo và hướng dẫn các tín đồ về mặt thuộc linh. Mục tiêu anh muốn đạt được là cung ứng những sự dạy dỗ căn bản cho mỗi anh chị em trong Hội thánh để họ có được một nền tảng vững chắc về lẽ thật và bày tỏ cùng một chứng cớ giữa vòng các Hội thánh. Bài Học Gây Dựng Tín Đồ Mới chia làm 3 quyển gồm năm mươi bốn bài dành cho tín đồ mới; đó là những bài được anh chia sẻ trong kỳ huấn luyện dành cho các công tác viên của mình tại Kuling. Các bài giảng ấy phong phú về mặt nội dung và bao hàm mọi phạm vi. Những lẽ thật ấy đều căn bản và trọng yếu. Ý định của Watchman Nee là mỗi Hội thánh đều dùng tài liệu này để gây dựng các tín đồ mới của mình, học xong tất cả các bài học trong vòng một năm, rồi cứ lặp lại các bài học ấy hằng năm. Bốn bài trong năm mươi bốn bài học thuộc về phần phụ lục ở cuối Quyển 3. Bốn bài ấy đã được Watchman Nee chia sẻ tại núi Kuling vốn là một phần trong loạt bài “Các Tín Đồ Mới”, nhưng về sau bị loại ra khỏi ấn bản cuối cùng là bản đã được ấn hành. Chúng tôi quyết định bao gồm những bài ấy trong phần phụ lục. Ngoài bốn bài ấy ra, Quyển 1 mở đầu bằng một bài được Watchman Nee chia sẻ tại buổi nhóm cho các anh chị em đồng công vào năm 1950 với đề tài là buổi nhóm gây dựng tín đồ mới. Bài giảng ấy bàn về tầm quan trọng của loại huấn luyện này, những điểm chính cần được quan tâm và vài đề nghị thực tiễn.
Sau khi Watchman Nee (Nghê Thác Thanh) phục hồi chức vụ của mình vào năm 1948, có một vài lần anh tương giao với các anh em về nhu cầu trọng yếu trong việc đào tạo và hướng dẫn các tín đồ về mặt thuộc linh. Mục tiêu anh muốn đạt được là cung ứng những sự dạy dỗ căn bản cho mỗi anh chị em trong Hội thánh để họ có được một nền tảng vững chắc về lẽ thật và bày tỏ cùng một chứng cớ giữa vòng các Hội thánh. Bài Học Gây Dựng Tín Đồ Mới chia làm 3 quyển gồm năm mươi bốn bài dành cho tín đồ mới; đó là những bài được anh chia sẻ trong kỳ huấn luyện dành cho các công tác viên của mình tại Kuling. Các bài giảng ấy phong phú về mặt nội dung và bao hàm mọi phạm vi. Những lẽ thật ấy đều căn bản và trọng yếu. Ý định của Watchman Nee là mỗi Hội thánh đều dùng tài liệu này để gây dựng các tín đồ mới của mình, học xong tất cả các bài học trong vòng một năm, rồi cứ lặp lại các bài học ấy hằng năm. Bốn bài trong năm mươi bốn bài học thuộc về phần phụ lục ở cuối Quyển 3. Bốn bài ấy đã được Watchman Nee chia sẻ tại núi Kuling vốn là một phần trong loạt bài “Các Tín Đồ Mới”, nhưng về sau bị loại ra khỏi ấn bản cuối cùng là bản đã được ấn hành. Chúng tôi quyết định bao gồm những bài ấy trong phần phụ lục. Ngoài bốn bài ấy ra, Quyển 1 mở đầu bằng một bài được Watchman Nee chia sẻ tại buổi nhóm cho các anh chị em đồng công vào năm 1950 với đề tài là buổi nhóm gây dựng tín đồ mới. Bài giảng ấy bàn về tầm quan trọng của loại huấn luyện này, những điểm chính cần được quan tâm và vài đề nghị thực tiễn.
Quyển sách này nhằm hỗ trợ tín đồ trong việc phát triển thời gian phấn hưng buổi sáng hằng ngày với Chúa trong lời Ngài. Đồng thời, sách cũng giúp ôn lại phần nào kì Huấn luyện bán niên được tổ chức vào ngày 20-25 tháng 12 năm 2021 về “Nghiên cứu kết tinh sách 1 và 2 Sa-mu-ên.” Qua sự tiếp xúc mật thiết với Chúa trong lời Ngài, tín đồ có thể được cấu tạo bằng sự sống và lẽ thật, bởi đó được trang bị để nói tiên tri trong các buổi nhóm của Hội thánh, dẫn đến xây dựng Thân thể Đấng Christ.
Số ra kì này của Chức vụ cung ứng Lời gồm mười hai bài giảng nghiên cứu kết tinh 1 và 2 Các Vua, trong kì huấn luyện bán niên vào tháng Bảy năm 2022, được tổ chức tại Anaheim, California. Các Tiêu ngữ ở trang kế tiếp thể hiện và tóm tắt các lẽ thật trọng yếu và gánh nặng chính được đề cập trong mười hai bài này.
TIN CHẮC CHÚA SẼ THỰC HIỆN GIA TỂ CỦA NGÀI Đây là phần kết luận những gì chúng ta đã nhận được trong 4, 5 năm qua sau khi xem xét lại đường lối của chúng ta trước mặt Chúa theo Kinh Thánh qua việc nghiên cứu lịch sử và bằng cách so sánh các số liệu của rất nhiều giáo phái. Đây cũng là nếp sống chúng ta phải sống, công tác chúng ta phải làm, và đường lối chúng ta phải đi để làm thầy tế lễ phúc âm của Đức Chúa Trời theo Tân Ước. Vì lí do này, tôi tin chắc rằng trước hết Chúa sẽ khôi phục chức tế lễ phúc âm giữa vòng chúng ta. Thứ hai, Ngài sẽ khôi phục thực chất hữu cơ của Thân thể Đấng Christ để mỗi chi thể sống động, đầy dẫy Linh và đầy dẫy sự sống. Thứ ba, Ngài sẽ khôi phục Ê-phê-sô chương 4 để những người ân tứ có thể hoàn hảo các thánh đồ làm công việc của chức vụ, và thứ tư, Ngài sẽ khôi phục 1 Cô-rin-tô chương 14 để các thánh đồ có thể đạt đến tình trạng tất cả đều nói cho Chúa như các tiên tri. Tôi tin rằng Chúa sẽ thực hiện công tác này để hoàn thành mục đích của Ngài. Về phía con người, chúng ta có thể lơi lỏng và thiếu sót làm chậm trễ thời gian của Chúa. Hơn nữa, đối với Chúa một nghìn năm giống như một ngày. Tuy nhiên, cuối cùng Ngài sẽ hoàn thành điều Ngài theo đuổi; sớm muộn gì Ngài cũng hoàn thành điều đó. TÍCH CỰC, NHẪN NẠI VÀ NỖ LỰC Hết thảy chúng ta nên có nhiều đức tin và duy trì lòng nhẫn nại, hi vọng trong Chúa và hi vọng về đường lối mới của Ngài. Trong những ngày cuối cùng của thời đại này, Chúa sẽ hoàn toàn khôi phục 4 điều này giữa vòng chúng ta – Chức tế lễ phúc âm Tân Ước, chức năng hữu cơ của tín đồ, sự hoàn hảo trong Ê-phê-sô chương 4, và nói tiên tri trong 1 Cô-rin-tô chương 14. Chúng ta cần tích cực nhưng không nôn nóng. Hết thảy chúng ta đều có xuất thân cũ và giáo dục cũ, không dễ gì đào thải và thay thế bằng cái mới. Do đó, chúng ta không nên quá vội vàng để có được thành công nhưng thà tiến hành cách chậm rãi với tấm lòng đúng đắn và nhẫn nại. Đồng thời, những người đã bước vào đường lối mới rồi không nên xem thường những người chưa bước vào, và những người chưa bước vào không nên chống đối những người đã bước vào. Hết thảy chúng ta nên yêu thương nhau, dung chịu nhau, và chờ đợi nhau. Đừng quên rằng dù đang thực hiện phương cách gì thì hết thảy chúng ta cũng là những người tin Chúa, yêu Ngài và vì Ngài. Tuy nhiên, phương cách chúng ta thực hiện sẽ tạo nên khác biệt. Nếu chúng ta thực hiện phương cách đúng thì kết quả sẽ lớn; nếu chúng ta thực hiện phương cách sai, kết quả sẽ nhỏ bé, và điều này sẽ ngăn trở Chúa. Vì vậy, chúng ta phải hết sức quay về với đường lối đúng. Chúng ta phải nỗ lực tiến lên với Chúa. Chúa biết các nan đề và hoàn cảnh của chúng ta. Ngài có thể là sự cung ứng và sức lực của chúng ta và hằng ngày đem chúng ta đến với đường lối đúng. Chúng ta cũng cần suy nghĩ về nhau và cầu nguyện cho nhau, không chỉ trích, xem thường hoặc chống đối, nhưng chỉ yêu thương, khích lệ và hỗ trợ nhau. Tất cả chúng ta cùng nỗ lực hết sức. Nguyện mỗi thánh đồ đều bước vào đường lối Đức Chúa Trời chỉ định, nguyện mỗi người đều là thầy tế lễ phúc âm, nguyện mỗi người đều rao giảng phúc âm để cứu tội nhân, nguyện mỗi người đều nuôi dưỡng người khác, nguyện mỗi người đều hoàn hảo người khác, và nguyện mỗi người đều nói tiên tri và giúp đỡ người khác nói tiên tri để giải phóng các sự giàu có của Đấng Christ hầu mọi người có thể được cung ứng và Hội thánh được xây dựng. (Nếp sống Hội thánh trong sự khôi phục, ctr. 46-47) Anh Witness Lee chia sẻ tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 5-5-1989
Sau khi được cứu, để có sự lớn lên thuộc linh, chúng ta phải biết Kinh Thánh. Trải qua 2000 năm, các Cơ Đốc nhân đã thừa nhận một điều rằng không ai có thể biết rõ Chúa mà không biết Kinh Thánh. Tài sản thuộc linh Đức Chúa Trời ban cho chúng ta bao gồm: một mặt là Thánh Linh vô hình và mặt khác là Kinh Thánh hữu hình. Một mặt là Linh bên trong, mặt khác là Kinh Thánh bên ngoài. Một Cơ Đốc nhân đúng đắn phải quân bình cả hai mặt này. Nếu chỉ có Thánh Linh bên trong mà không có Kinh văn bên ngoài, chúng ta sẽ dễ dàng sai phạm. Nếu chỉ có Kinh văn bên ngoài mà không có Thánh Linh bên trong, chúng ta sẽ chết, không có sinh lực hay sự sống. Cơ Đốc nhân giống như một chiếc tàu hỏa cần cả động cơ bên trong và đường ray bên ngoài. Khi có cả hai phương diện này – bên trong lẫn bên ngoài – phối hợp với nhau, con tàu mới có thể chạy được, thậm chí còn chạy tốt nữa. Đây là điều rất chính xác về Thánh Linh bên trong và Kinh văn bên ngoài chúng ta. Nếu được đầy dẫy Thánh Linh bên trong và cũng hiểu biết Kinh Thánh bên ngoài, anh em đang là một Cơ Đốc nhân sống động, vững vàng và cũng năng động, đúng đắn.
Sau khi được cứu, để có sự lớn lên thuộc linh, chúng ta phải biết Kinh Thánh. Trải qua 2000 năm, các Cơ Đốc nhân đã thừa nhận một điều rằng không ai có thể biết rõ Chúa mà không biết Kinh Thánh. Tài sản thuộc linh Đức Chúa Trời ban cho chúng ta bao gồm: một mặt là Thánh Linh vô hình và mặt khác là Kinh Thánh hữu hình. Một mặt là Linh bên trong, mặt khác là Kinh Thánh bên ngoài. Một Cơ Đốc nhân đúng đắn phải quân bình cả hai mặt này. Nếu chỉ có Thánh Linh bên trong mà không có Kinh văn bên ngoài, chúng ta sẽ dễ dàng sai phạm. Nếu chỉ có Kinh văn bên ngoài mà không có Thánh Linh bên trong, chúng ta sẽ chết, không có sinh lực hay sự sống. Cơ Đốc nhân giống như một chiếc tàu hỏa cần cả động cơ bên trong và đường ray bên ngoài. Khi có cả hai phương diện này – bên trong lẫn bên ngoài – phối hợp với nhau, con tàu mới có thể chạy được, thậm chí còn chạy tốt nữa. Đây là điều rất chính xác về Thánh Linh bên trong và Kinh văn bên ngoài chúng ta. Nếu được đầy dẫy Thánh Linh bên trong và cũng hiểu biết Kinh Thánh bên ngoài, anh em đang là một Cơ Đốc nhân sống động, vững vàng và cũng năng động, đúng đắn.
Trong tập này, chúng ta sẽ đặc biệt thấy các hình bóng cực kì quan trọng, có ý nghĩa phong phú trong Kinh Thánh. Khải thị thần thượng trong Kinh Thánh không chỉ được trình bày bằng những lời rõ ràng mà còn được mô tả bằng các hình bóng. Hình ảnh hay chân dung thì tốt hơn nghìn lời nói. Đặc biệt, vì khải thị trong Lời thánh về huyền nhiệm của Christ và Hội thánh có bản chất thuộc linh và trừu tượng nên không thể được làm sáng tỏ hoàn toàn bằng lời; khải thị này cần được hình ảnh mô tả và biểu thị. Giữa các hình bóng trong khải thị thần thượng thì điều đầu tiên là ánh sáng và cây sự sống hình bóng cho Christ là ánh sáng và sự sống; ý nghĩa được khải thị trong những hình bóng này phải rất cao sâu và lớn lao.
Đơn vị cứu rỗi của Đức Chúa Trời là gia đình, đơn vị cơ bản của nếp sống Hội thánh là gia đình, đầu ra của phúc âm càng là gia đình. Chỉ khi nếp sống thuộc linh được đem vào gia đình thì nếp sống Hội thánh mới ổn định và gia tăng. Ngày nay, công tác lớn nhất của kẻ thù là phá hủy chức năng của gia đình, làm cho nếp sống gia đình thiếu sự vui hưởng thuộc linh, không thể yêu thương lẫn nhau, dẫn đến đánh mất khả năng phụng sự tập thể. Khi gia đình có lỗ hổng, phúc âm sẽ không có đầu ra, Hội thánh cũng không thể gia tăng và xây dựng. Một khi chức năng của gia đình mất đi, tín đồ sẽ sống hai loại đời sống, trở nên những tín đồ tôn giáo, tất bật đi nhóm, phụng sự, giao con cái cho Hội thánh; nhưng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái vô cùng căng thẳng, các thành viên trong gia đình bị thú vui thế giới ảnh hưởng, thường cảm thấy cô đơn, không thỏa mãn, đến nỗi lời Kinh Thánh lúc này chỉ như giáo lí, thiếu đức tin để rao giảng phúc âm, thiếu kinh nghiệm để nuôi dưỡng người khác. Đây là gia đình mà chúng ta mong muốn sao? Do vậy, các phụ huynh cần thức tỉnh kịp thời, không sợ làm chậm, chỉ sợ dừng lại, cần đi đầu trong việc xoay lại với Chúa, tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời, trỗi dậy phối hợp với Ngài, dành thời gian, tâm huyết và sức lực để lao tác cho gia đình của mình, chăn dắt người nhà mình. Vì chỉ khi con cái chúng ta trở thành người đắc thắng, làm những Sa-mu-ên, Ti-mô-thê ngày nay, thì Hội thánh mới có tương lai vinh hiển. Khi nhà của chúng ta trở nên nhà Đức Chúa Trời thì nhà chúng ta mới có sự an nghỉ và thỏa mãn thật. Hỡi các cha mẹ, hãy trỗi dậy! Nguyện hết thảy chúng ta đều nhận lấy gánh nặng này, trả giá để chăn dắt con cái mình – những chiên thuộc bầy Đức Chúa Trời. Muốn đạt đến “mỗi nhà đều là gia đình lành mạnh – gia đình vui hưởng, gia đình thương yêu, gia đình phụng sự”, các cha mẹ không thể chỉ đem con cái đến buổi nhóm. Nền tảng quan trọng nhất chính là lao tác trong nếp sống hàng ngày, cả nhà cùng đến với nhau vui hưởng lời Chúa, yêu thương lẫn nhau vì sự lan rộng phúc âm. Do đó, từ bộ sách “Bồi dưỡng tính cách” do Phòng sách Phúc âm Đài Loan xuất bản, đồng thời trích từ bản Kinh Thánh Tân Ước Khôi phục, nghiên cứu sự sống và các bài thánh ca, chúng tôi biên soạn thành sổ tay này, để các gia đình sử dụng trong việc phấn hưng buổi sáng và cầu nguyện buổi tối. Những nội dung này chỉ là công cụ, điều quan trọng là cha mẹ cần cầu nguyện với Chúa nhiều hơn, tiêu hóa nội dung này, để lời này trở nên sự sống cung ứng cho các thành viên trong gia đình. Sổ tay này gồm 10 tuần, chủ yếu truyền đạt 3 nội dung quan trọng sau: 1. Khải thị lẽ thật, làm mạnh mẽ ý chí. Qua sự soi sáng của lời thần thượng, khai sáng nhận thức của con người, nhận biết vẻ đẹp của Chúa, nhận được sự giúp đỡ từ đời sống làm người của Chúa Jesus và gương mẫu của các nhân vật lịch sử. 2. Luyện tập vận dụng linh, nhận được sự cung ứng. Qua các sự thực hành như cùng vận dụng linh kêu cầu danh Chúa, đọc-cầu nguyện lời Chúa, cầu nguyện cá nhân, cầu thay cho nhau... nhận được sự cung ứng của Linh sự sống, kinh nghiệm việc lột bỏ người cũ và mặc lấy người mới. 3. Xây dựng tính cách, cả gia đình phụng sự. Qua việc luyện tập tính cách, cha mẹ và con cái đều trở nên những chiếc bình đúng đắn, hữu dụng cho chủ và được chuẩn bị cho mọi việc tốt, lấy việc nói phúc âm, dẫn dắt người khác được cứu làm mục tiêu. Cả gia đình phối hợp phụng sự, trở nên đầu ra của phúc âm, để càng ngày càng có nhiều gia đình nhận được sự cứu rỗi, đạt đến mục tiêu “mỗi gia đình đều phụng sự.”